본문바로가기

글로벌 링크

외국어 안내 <br/><span>(For Foreigners)</span>

군민과 함께, 행복과 희망을 만드는 단양군의회


Chức năngNghị viện

홈으로 외국어 안내 <br/><span>(For Foreigners)</span> 베트남어 Tiếng Việt Chức năngNghị viện
  • Chức năng của Nghị viện
    Chức năng của Nghị viện

    Nghị viện thực hiện chức năng đại diện của công dân, chức năng lập pháp, chức năng kiểm soát và giám sát cơ quan hành chính.
    Chức năng đích thực của Nghị viện bắt nguồn từ sự tham gia của công dân.

    Chức năng đại diện của cư dân

    • Chức năng là cơ quan dân ý đại diện cho cư dân
    • Chức năng quyết định cao nhất các chính sách cụ thể của từng chính quyền địa phương

    Chức năng lập pháp

    • Chức năng đặc thù của Nghị viện
    • Cơ quan thẩm định ban hành và sửa đổi/xóa bỏ sắc lệnh các điều luật mang tính tự quản

    Chức năng kiểm soát và giám sát cơ quan hành chính

    • Chức năng giám sát chặt chẽ quá trình xử lý hành chính cụ thể của toàn bộ hệ thống hành chính/tài chính tại cơ quan thi hành
    • Chức năng quyết định cao nhất các chính sách cụ thể của chính quyền địa phương
  • Quyền hạn của Nghị viện
    Quyền hạn của Nghị viện

    Quyền hạn của Nghị viện được chia thành bốn quyền lớn.
    Bao gồm quyền biểu quyết, quyền giám sát hành chính, quyền thụ lý kiến nghị, quyền tự chủ.

    Quyền biểu quyết

    • Là quyền quan trọng trong các quyền của Nghị viện địa phương
    • Thẩm định ban hành, sửa đổi và hủy bỏ điều luật, ngân sách, phê duyệt quyết toán
    • Thành lập và hoạt động quỹ, tiếp nhận và thanh lý tài sản quan trọng
    • Lắp đặt, quản lý và thanh lý công trình công cộng
    • Những vấn đề khác do luật và pháp lệnh quy định

    Quyền giám sát hành chính

    • Có thể kiểm tra và điều tra đối với công việc của chính quyền địa phương có liên quan.
    • Khi cần, có thể yêu cầu địa phương xác nhận, yêu cầu cung cấp tài liệu, yêu cầu viên chức liên quan có mặt, làm nhân chứng hoặc trần thuật ý kiến.
    • Giám sát công việc hành chính: Kiểm tra toàn bộ chính quyền thành phố trong vòng 9 ngày trong cuộc họp thường kỳ hàng năm
    • Điều tra công việc hành chính: Điều tra các vụ việc cụ thể theo nghị quyết của phiên họp chính

    Quyền thụ lý kiến nghị

    • Nghị viện địa phương có thể thẩm định kiến nghị từ người dân.
    • Kiến nghị không được thụ lý trong trường hợp nội dung kiến nghị của can thiệp hoặc vi phạm pháp luật

    Quyền tự chủ

    • Nghị viện có quyền tự quyết định những vấn đề và ý kiến nội bộ trong phạm vi không mâu thuẫn với luật pháp hiện hành.
    • Quyết định triệu tập, khai mạc, tạm hoãn, phiên họp cuộc họp bất thường
    • Quyền ban hành quy tắc liên quan đến quy định và ý kiến nội bộ
    • Quyền bầu chủ toạ và bỏ phiếu bất tín nhiệm
    • Quyền hạn liên quan đến thân phận như kỷ luật Nghị sĩ
    • Quyền đề xuất vấn đề nghị sự và thành lập Ủy ban
  • Phiên họp/Triệu tập
    Phiên họp/Triệu tập

    Số ngày họp mà nghị viện có thể hoạt động hợp pháp là 100 ngày, trong đó phiên họp của hội nghị thường kỳ được tổ chức 2 năm một lần,
    Có thể tiến hành triệu tập cuộc họp bất thường nếu người đứng đầu chính quyền địa phương hoặc trên 1/3 số Nghị sĩ tại chức yêu cầu.

    Triệu tập

    Nghị viện địa phương

    Là một nhóm họp không hoạt động quanh năm mà chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định, tập trung ở địa điểm nhất định để thực hiện chức năng đặc thù của Nghị viện. Phiên họp được quyết định bằng nghị quyết của Nghị viện, hội nghị thường kỳ được tổ chức hai năm một lần, cuộc họp bất thường là cuộc họp được tổ chức trong trường hợp có yêu cầu của người đứng đầu chính quyền địa phương hoặc trên 1/3 số nghị sĩ tại chức. Trong trường hợp này Chủ tịch Nghị viện phải tiến hành triệu tập trong vòng 15 ngày kể từ ngày yêu cầu. Khi có yêu cầu cuộc họp bất thường như vậy Chủ tịch Nghị viện phải thông báo hội nghị trước 3 ngày họp và tiến hành hội nghị bằng cách thông báo cho toàn bộ Nghị sĩ.

    Hội nghị thường kỳ

    Cuộc họp sẽ chỉ được tổ chức thông qua thủ tục thông báo mà không có bất cứ yêu cầu họp riêng nào. Thông qua đó hoạt động lập pháp của Nghị viện sẽ được bắt đầu đồng thời với Nghị viện, thời gian để có thể thực hiện hoạt động lập pháp này được gọi là phiên họp.

    Số ngày họp

    Tổng số ngày họp hàng năm của Nghị viện bao gồm cả Hội nghị thường kỳ và phiên họp bất thường là không quá 100 ngày. Tuy nhiên, nếu cần họp vượt quá tổng số ngày họp hàng năm vì lý do không thể tránh khỏi có thể gia hạn trong vòng 20 ngày bằng Nghị quyết của phiên họp chính thông qua thoả thuận ý kiến với Uỷ ban chỉ đạo Nghị viện.

    Ngày họp

    Theo “Luật liên quan đến phiên họp và vận hành thành phố Anyang” ngày tổ chức Hội nghị thường kỳ chi tiết như sau. Tuy nhiên, nếu ngày họp là ngày nghỉ sẽ họp vào ngày làm việc bình thường tiếp theo của cơ quan nhà nước.

    Điều 1 Họp thường kỳ

    Tổ chức họp vào ngày 10 tháng 6 hàng năm. Tuy nhiên, có thể điều chỉnh họp trong tháng 9 hoặc tháng 10 thông qua nghị quyết của phiên họp chính vào năm Nghị viện địa phương tiến hành tổng tuyển cử.

    Hội nghị thường kỳ lần 2

    Được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hàng năm

    Phiên họp

    Phiên họp chính
    • Đây là cơ quan quyết định tối cao quyết định ý kiến của Nghị viện. Trước khi bắt đầu hội nghị, phân phát vào các ghế chương trình nghị sự của ngày hôm đó có ghi ngày giờ họp, các nghị sự và thứ tự nghị sự, tài liệu liên quan đến nghị sự. Cuộc họp chính thức bắt đầu khi có trên 1/3 Nghị sĩ tại chức có quyền quyết định định có mặt.
    • Vào ngày đầu tiên bắt đầu một phiên họp, trước khi bắt đầu phiên họp chính sẽ tổ chức lễ khai mạc, thông thường thị trưởng cùng các quan chức điều hành khác sẽ tham gia lễ khai mạc.
    • Sau khi tuyên bố khai mạc vào cuối lễ khai mạc, trước tiên báo cáo những vấn đề cần thiết cho cuộc họp như đệ trình đề xuất nghị sự, nộp báo cáo thẩm duyệt, v.v. rồi tiến hành xử lý các vấn đề này theo thứ tự đã ghi chép trong chương trình nghị sự. Ngày đầu tiên các vấn đề tương đối đơn giản như lễ khai mạc, quyết định phiên họp, lựa chọn Nghị sĩ ký biên bản họp được thực hiện theo thông lệ.
    • Về quy trình xử lý nghị sự, trong phiên họp chính mọi người cùng nghe giải trình đề án của người đề xuất hoặc báo cáo thẩm định của Nghị viện thẩm định sơ cấp, sau đó tiến hành thảo luận hỏi đáp và cuối cùng là quyết định bằng biểu quyết. Chủ tịch Nghị viện thẩm định nghị sự đó hoặc Nghị sĩ báo cáo thẩm định phải giải trình bổ sung nếu có câu hỏi. Đối với giải trình đề án, Nghị sĩ đề xuất hoặc Nghị sĩ giải trình đề xuất là người trả lời. Thảo luận được thực hiện theo thứ tự phản đối rồi đến tán thành. Khi thảo luận kết thúc, tuyên bố biểu quyết cùng với kết thúc thảo luận.
    Biểu quyết
    • Là giai đoạn cuối cùng của thẩm định nghị sự xác định số lượng ý kiến phản đối và tán thành để quyết định có thực hiện hay không. Phương pháp này bao gồm bỏ phiếu điện tử, nhất trí tuyệt đối, bỏ phiếu đứng dậy, bỏ phiếu kín, bỏ phiếu ghi danh, v.v. Đối với thảo luận phản bác đa phần các nghị sự chung được xử lý bằng bỏ phiếu đứng dậy, đối với thảo luận không có hỏi đáp sử dụng phương pháp nhất trí tuyệt đối theo kiểu có hoặc không. Ngoài ra, nếu có nghị quyết của phiên họp chính và được sự đồng ý của Nghị sĩ hoặc Chủ tịch Nghị viện đề nghị về phương pháp bỏ phiếu có thể thực hiện theo phương pháp đó. Các cuộc bầu cử do Nghị viện thực hiện đều được tiến hành bỏ phiếu kín nếu không có quy định nào khác.
    • Trừ trường hợp đặc biệt, các cuộc biểu quyết về nghị sự chung được quyết định bằng sự tham gia quá bán của Nghị sĩ tại chức và sự tán thành của quá bán số Nghị sĩ có mặt. Chủ tịch Nghị viện cũng có quyền biểu quyết, trường hợp kết quả biểu quyết có số phiếu tán thành và số phiếu phản đối ngang nhau sẽ được coi là phủ quyết. Tuyên bố giải tán và thông báo ngày giờ cuộc họp tiếp theo sau khi kết thúc tất cả chương trình nghị sự của ngày hôm đó.
  • Quy trình xử lý nghị sự

    Quy trình xử lý nghị sự

    • Đệ trình hoặc đề nghị, đề xuất nghị sự
      • Đệ trình lên người đứng đầu chính quyền địa phương
      • Đề xuất lên Ủy ban
      • Đề xuất bằng văn bản có trên 1/5 Nghị sĩ tại chức hoặc trên 5 Nghị sĩ cùng ký tên
    • Tiếp nhận
      • Xác nhận điều kiện
        • Điều kiện hình thức của nghị sự
        • Bản ký tên của những người tán thành v.v.
    • Cấp số thứ tự nghị sự
      • Cấp số thứ tự theo mục lớn không phụ thuộc vào loại nghị sự
    • Báo cáo cho Chủ tịch Nghị viện
      • Uỷ ban thường trực có thẩm quyền quyết định
        • Quyết định theo thẩm quyền của từng Uỷ ban thường trực đã quy định trong pháp lệnh
        • Bản ký tên của những người tán thành v.v.
    • Phân chia nghị sự và báo cáo ở phiên họp chính
      • Phân phát cho mỗi Nghị sĩ một bản nghị sự đã đệ trình
      • Báo cáo ngay lập tức trong khi phiên họp chính diễn ra và nếu bị hoãn hoặc huỷ, trước tiên chuyển giao cho Uỷ ban và báo cáo trong ngày đầu tiên phiên họp chính khai mạc
    • Chuyển giao cho Uỷ ban thường trực
      • Chuyển giao cho Uỷ ban thẩm quyền
    • Uỷ ban thường trực thẩm định
      • Báo cáo Uỷ ban
      • Lập chương trình nghị sự
      • Giải trình đề xuất
      • Báo cáo xem xét
      • Hỏi đáp
      • Thảo luận tán thành phản đối
      • Thẩm định từng điều khoản
      • Lắng nghe ý kiến của chính quyền địa phương
      • Bỏ phiếu (Biểu quyết)
    • Báo cáo kết quả thẩm định của Uỷ ban
      • Báo cáo cho Chủ tịch Nghị viện kết quả thẩm định của Uỷ ban bằng công văn
    • Thẩm duyệt của phiên họp chính
      • Lên chương trình nghị sự
      • Báo cáo kết quả thẩm định của Uỷ ban (Chủ tịch hoặc uỷ viên trực thuộc của Uỷ ban có thẩm quyền)
      • Hỏi
      • Thảo luận
      • Bỏ phiếu (Biểu quyết)
    • Chuyển cho người đứng đầu của chính quyền địa phương
      • Đề xuất ngân sách: Trong vòng 3 ngày
      • Đề xuất pháp luật: Trong vòng 5 ngày
      • Các đề xuất khác chuyển trong thời gian sớm nhất có thể
    • Người đứng đầu chính quyền địa phương công bố
      • Trong vòng 20 ngày kể từ ngày được nhận chuyển giao người đứng đầu chính quyền địa phương phải công bố
      • Nếu không công bố trong vòng 20 ngày, Chủ tịch Nghị viện công bố
    • Tiếp nhận thông báo công bố (Nghị viện)
      • Yêu cầu lại

        (Trường hợp đề xuất pháp luật)

        • Trường hợp người đứng đầu chính quyền địa phương có ý kiến khác, trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận chuyển giao đính kèm lý do và yêu cầu xem xét lại
      • Tiếp nhận
      • Xử lý phiên họp chính
        • Lên chương trình nghị sự (Trong vòng 10 ngày trừ thời gian hoãn hoặc huỷ do lý do bất khả kháng)
        • Lắng nghe lý do từ chối từ phía chính quyền địa phương
        • Hỏi – thảo luận – bỏ phiếu (biểu quyết)
      • Chính quyền địa phương
        Chuyển cho Chủ tịch Nghị viện
        • Trường hợp người đứng đầu chính quyền địa phương có ý kiến khác, trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận chuyển giao đính kèm lý do và yêu cầu xem xét lại
      • Kiện cáo lên Toà án tối cao
        • Khi người đứng đầu chính quyền địa phương xác định vấn đề được nghị quyết lại vi phạm quy định pháp luật có thể kiện Toà án tối cao trong vòng 20 ngày kể từ ngày nghị quyết
    • Người đứng đầu chính quyền địa phương công bố
      • Chính quyền địa phương công bố trong vòng 5 ngày kể từ ngày chuyển giao
      • Nếu không công bố trong 5 ngày, Chủ tịch Nghị viện sẽ công bố
  • Kiểm tra công việc hành chính
    • Kiểm tra công việc hành chính

      Kiểm tra công việc hành chính

      • Quyết định thời gian kiểm tra
        • Phiên họp trước cuộc họp thường kỳ thứ 2
      • Thông qua cơ quan đối tượng kiểm tra trong phiên họp chính thức
        • Thời gian kiểm tra, cơ quan đối tượng
        • Những yêu cầu về tài liệu kiểm tra, v.v.
      • Chuyển giao kế hoạch kiểm tra
        • Bộ phận thực thi
      • Thực hiện kiểm tra hành chính (Theo từng Uỷ ban thường trực)
        • Chào hỏi và tuyên bố kiểm tra
        • Tuyên thệ làm chứng (Trưởng cơ quan, v.v.)
        • Trưởng cơ quan chào hỏi và giới thiệu cán bộ
        • Báo cáo và hỏi đáp
        • Đánh giá kết quả kiểm tra và tuyên bố kết thúc kiểm tra
      • Lập và nộp báo cáo kết quả kiểm tra hành chính
        • Mục đích kiểm tra
        • Cơ quan kiểm tra
        • 감사실시내용
        • Nội dung thực hiện kiểm tra
        • Kết quả kiểm tra và ý kiến xử lý
        • Ý kiến kiểm tra khác và những vấn đề đặc biệt
        • Hồ sơ tài liệu căn cứ chính, v.v.
      • Xử lý kết quả kiểm tra hành chính trong phiên họp chính
        (Lựa chọn những vấn đề yêu cầu xử lý và điều chỉnh)
      • Chuyển giao cho bộ phận thực thi
      • Báo cáo kết quả xử lý và điều chỉnh
        (Báo cáo cho Nghị viện thành phố và các cơ quan liên quan khác)
      • Thông báo cho Uỷ ban tiến độ điều chỉnh và xử lý
    • Điều tra sự vụ hành chính

      Điều tra sự vụ hành chính

      • Đề nghị điều tra (Trên 1/3 Nghị sĩ tại chức yêu cầu)
        • Quyết định có thực hiện điều tra hành chính không trong phiên họp chính
      • Quyết định Uỷ ban điều tra (Phiên họp chính)
        • Uỷ ban thường trực có thẩm quyền hoặc Uỷ ban đặc biệt
      • Soạn thảo kế hoạch điều tra (Uỷ ban sẽ điều tra)
      • Thông qua kế hoạch điều tra (Phiên họp chính)
        • Chuyển kế hoạch điều tra cho bộ phận thực thi
      • Lựa chọn người hỗ trợ phòng điều tra và chuẩn bị đi công tác
      • Yêu cầu nộp tài liệu báo cáo, nhân chứng tham gia
        Tống đạt xác nhận địa phương (đến trước 3 ngày qua Chủ tịch)
      • Tiến hành điều tra sự vụ hành chính
        • Tuyên bố khai mạc và chào hỏi
        • Tuyên thệ nhân chứng
        • Giới thiệu trưởng cơ quan và cán bộ
        • Báo cáo
        • Hỏi đáp (Thẩm vấn)
        • Đánh giá và tuyên bố kết thúc
      • Soạn thảo và nộp báo cáo kết quả điều tra
        (Đệ trình cho Chủ tịch Nghị viện)
      • Xử lý kết quả điều tra trong phiên họp chính
        (Lựa chọn những vấn đề yêu cầu xử lý và điều chỉnh)
        • Phiên họp ngay trước khi cuộc họp thường ký thứ 2 tổ chức
      • Chuyển yêu cầu xử lý và điều chỉnh
        (Lựa chọn những vấn đề yêu cầu xử lý và điều chỉnh)
        • Chuyển giao cho bộ phận thực thi
      • Báo cáo kết quả yêu cầu xử lý và điều chỉnh
        • Bộ phận thực thi báo cáo Nghị viện
      • Chuyển cho Uỷ ban kết quả xử lý
        • Trường hợp điều tra cơ quan thường trú
  • Ngân sách/Quyết toán

    Ngân sách/Quyết toán

    • Hướng dẫn nguyên tắc lập ngân sách (ngày 31 tháng 7 năm ngoái)
      • Bộ an toàn hành chính
    • 1. Đệ trình (40 ngày trước khi bắt đầu năm tài chính)
      • Người đứng đầu chính quyền địa phương (Thị trưởng)
    • 2. Chuyển cho Uỷ ban thường trực (Công văn)
      • Chủ tịch Nghị viện -> Uỷ ban thường trực
    • 3. Báo cáo phiên họp chính
      • Trưởng văn phòng thư ký hoặc trưởng ban nghị sự
    • 4. Giải thích về đề xuất đề nghị về ngân sách (Phiên họp chính)
      • Người đứng đầu chính quyền địa phương giải thích
    • 5. Uỷ ban thường trực đề xuất/thẩm định/quyết định
      • Thẩm định sơ cấp theo từng Uỷ ban thẩm quyền
    • 6. Báo cáo thẩm định cho Chủ tịch Nghị viện (Công văn)
      • Các Chủ tịch Ủy ban thường trực
    • 7. Chuyển giao và thẩm định Uỷ ban đặc biệt về quyết toán ngân sách
      • Chủ tịch Nghị viện -> Uỷ ban đặc biệt về quyết toán ngân sách
    • 8. Báo cáo thẩm định tổng hợp của Uỷ ban đặc biệt về quyết toán ngân sách
      • Chủ tịch Uỷ ban đặc biệt về quyết toán ngân sách
    • 9. Đề xuất/Thẩm duyệt/Quyết định của phiên họp chính
      (Đề xuất ngân sách: 10 ngày trước khi năm kế toán bắt đầu)
      * Quyết toán trong phiên họp của cuộc họp thường kỳ lần 1
      • Cần phải có sự đồng ý của người đứng đầu chính quyền địa phương trước khi quyết định về số tiền tăng trong đề xuất ngân sách hoặc lắp đặt hạng mục mới
    • 10. Di lí cho người đứng đầu chính quyền
      • Di lí trong vòng 3 ngày kể từ ngày nghị quyết
    • 11. Thông cáo (Công khai cho người dân)
      • Báo cáo Bộ an toàn hành chính (Đề xuất ngân ngân sách ngay lập tức, quyết toán trong vòng 5 ngày)

주소 및 연락처, 저작권정보

강릉시의회 의원프로필

홍길동

학력사항 및 경력사항

<학력사항>
<경력사항>
x close